Chỉ Số P/E Là Gì? Cách Tính P/E & Ý Nghĩa Của P/E Trong Chứng Khoán

Share this post on:

Đối với các Nhà Đầu tư trên Thị trường Chứng khoán, muốn đưa ra được quyết định mua hay bán một Cổ phiếu thì việc đầu tiên cần nắm được là Giá trị hiện tại của Cổ phiếu đang ở đâu và đang “rẻ” hay “đắc”. Một trong những Chỉ số Tài chính cơ bản nhất trong việc Định giá Cổ phiếu là Chỉ số P/E. Đây cũng là loại Chỉ số rất quen thuộc và được nhiều Nhà Đầu tư quan tâm.

Chỉ Số P/E Là Gì?

 

Khái niệm:  Đây là Chỉ số được viết tắt của từ Price to Earning ratio, là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa Giá thị trường của cổ phiếu (Price) và Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS). Chỉ số P/E là một chỉ số Định giá quan trọng trong trường hợp Doanh nghiệp có Lợi nhuận và Kỳ vọng làm ăn tốt. Chỉ số P/E thể hiện mức giá mà bạn sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ Cổ phiếu. Hay, bạn sẵn sàng trả giá bao nhiêu tiền cho cổ phiếu của 1 doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận (thu nhập) của Doanh nghiệp đó.

Ví dụ: Công ty cổ phần chứng khoán SSI hiện có giá cổ phiếu (P) là 34,6 nghìn đồng. EPS cơ bản là 1.52 nghìn đồng. Nên P/E sẽ là 34.6 / 1.52 = 22.75.

Điều đó có nghĩa là để thu lại 1 đồng lợi nhuận từ 1 cổ phiếu SSI trong Kỳ thì bạn cần bỏ ra 22.75 đồng để sở hữu cổ phiếu đó.

Có thể hiểu theo một cách khác là để nhân đôi được số vốn bạn bỏ ra ở thời điểm hiện tại thì cần 22.75 năm.

P/E cũng còn tên gọi khác là số năm hoàn vốn

Công thức tính chỉ số P/E

Để tính chỉ số P/E của một doanh nghiệp nào đó, có 2 yếu tố cấu thành đó là: Giá thị trường của Cổ phiếu (Price hay viết tắt là P) và Lợi nhuận ròng của cổ phiếu (EPS hay viết tắt là E),

Cụ thể: P/E = Giá thị trường của cổ phiếu (Price)/Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS).

Trong đó:

  • Price (P): chính là giá của cổ phiếu đó đang được giao dịch trên thị trường chứng khoán
  • EPS (E): là phần lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu đang lưu hành.

Lưu ý: các con số phải lấy trong cùng một thời kỳ để đảm bảo tính đồng nhất.

Ý nghĩa chỉ số P/E trong chứng khoán

P/E cao

Chỉ số P/E cao thể hiện kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư rằng thu nhập từ cổ phiếu đó sẽ cao hơn trong tương lai. Họ cho rằng công ty có triển vọng phát triển nên sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn cho một đồng lợi nhuận từ công ty.

P/E cao có các khả năng sau:

  • Cổ phiếu của doanh nghiệp đang bị định giá cao.
  • Triển vọng doanh nghiệp trong tương lai kinh doanh phát triển.
  • Lợi nhuận ít nhưng chỉ mang tính tạm thời.
  • Doanh nghiệp đang ở vùng đáy chu kỳ kinh doanh.
  • Giá thị trường đang tăng quá nhanh so với mức tăng lợi nhuận.

P/E thấp

Thông thường, chỉ số P/E thấp là dấu hiệu của một cổ phiếu đang được định giá thấp so với giá trị thực. Mức EPS cao là một nguyên nhân tích cực khiến P/E thấp. Khi một công ty bắt đầu hoạt động có hiệu quả hơn thì chỉ số EPS tăng lên, P/E bị giảm xuống. Do đó, bạn có thể cân nhắc đầu tư những mã cổ phiếu này.

Tuy nhiên, chỉ số P/E thấp còn đến từ nhiều lý do khác. Ví dụ những khoản lợi nhuận bất thường (bán, thanh lý tài sản,…) khiến lợi nhuận tăng đột biến, kéo EPS tăng. Hoặc một diễn biến xấu từ doanh nghiệp khiến các cổ đông gấp rút bán cổ phiếu khiến giá cổ phiếu giảm, P/E giảm.

Với trường hợp này, mặc dù chỉ số P/E thấp nhưng có lẽ cổ phiếu đó không được coi là rẻ. Bởi triển vọng của doanh nghiệp không còn tươi sáng.

P/E thấp có các khả năng sau:

  • Cổ phiếu của doanh nghiệp đang bị định giá thấp.
  • Doanh nghiệp xuất hiện lợi nhuận đột biến .
  • Doanh nghiệp đang có vấn đề về tài chính, kinh doanh.…
  • Doanh nghiệp đang ở vùng đỉnh chu kỳ kinh doanh.

P/E âm

Doanh nghiệp hoạt động thiếu hiệu quả dẫn đến lợi nhuận âm kéo theo EPS âm. Khi đó P/E không còn giá trị.

Ưu nhược điểm của chỉ số P/E

Ưu điểm

Chỉ số P/E là một trong những công cụ phổ biến nhất để chọn lọc cổ phiếu. P/E được sử dụng rộng rãi nhờ những ưu điểm sau.

  • Đơn giản, dễ dàng tính hoặc tra cứu.
  • Kết hợp giữa giá trị doanh nghiệp (EPS) và tâm lý thị trường (Price).
  • Thước đo tâm lý thị trường hiệu quả.

Nhược điểm

  • Khi chỉ số P/E âm sẽ không có giá trị đánh giá cổ phiếu.
  • Chất lượng của P/E chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố đến từ thị trường và doanh nghiệp. Giá cổ phiếu có thể xảy ra sai lệch nếu thị trường bất ổn. EPS cũng có thể tăng giảm do doanh nghiệp cố ý điều chỉnh lợi nhuận tăng (giảm) đột biến, phục vụ mục đích của họ.

Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt?

Đánh giá P/E thế nào là tốt thực sự rất khó. Vì chỉ số này luôn thay đổi tại từng thời điểm khác nhau và nó không có nhiều ý nghĩa khi đứng một mình. Mặt khác, dù P/E cao hay thấp cũng sẽ có nhiều khả năng xảy ra.

Vậy nên chúng ta có thể so với P/E cổ phiếu với:

  • So sánh chỉ số P/E với P/E toàn ngành cũng như với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • So sánh P/E với chính nó trong quá khứ để đánh giá tình hình phát triển của doanh nghiệp.
  • Sử dụng P/E kết hợp với chỉ số khác như (P/B) để có cái nhìn tổng quan và chính xác nhất.

Trên đây là bài giới thiệu về chỉ số P/E nếu còn gì thắc mắc và cần hiểu sâu hơn bạn có thể để lại bình luận bên dưới. Xin cảm ơn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0905477112

error: liên hệ 0905477112