Fomo Là Gì? Hội Chứng Fomo Trong Đầu Tư Chứng Khoán

Share this post on:

Fomo là gì?

Fomo là từ viết tắt của Fear Of Missing Out, hiểu nôm na sang tiếng Việt có nghĩa là sợ bị bỏ rơi, mất cơ hội. Những người khi mắc phải hội chứng Fomo thường sợ rằng người khác luôn vui vẻ và đầy đủ hơn mình. Chính cảm giác này tác động không nhỏ đến suy nghĩ và hành vi của bạn dẫn đến những quyết định dựa trên cảm tính chứ không phải nhu cầu thực tế hay mong muốn bản thân.

Nỗi sợ bị bỏ qua, chỉ trạng thái tâm lý lo lắng, sợ bỏ lỡ cơ hội. FOMO dẫn dắt lòng tham và đánh thức nỗi sợ sâu thẳm của mỗi người nên thường được coi là “cái bẫy” với không chỉ các nhà đầu tư F0 mà còn với cả những người giàu kinh nghiệm.

Fomo là tâm lý ảnh hưởng bởi đám đông. Khi xuất hiện mã cổ phiếu tăng mạnh, tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội sinh lời khiến bạn không ngần ngại xuống tiền ngay lập tức và có thể chịu rủi ro thua lỗ ngay lập tức. Trong khi đó lúc giảm điểm, Fomo gây bất an, thiếu tự tin, khiến nhà đầu tư vội vã thoát hàng. Điều này ảnh hưởng đến kết quả đầu tư trong dài hạn.

Ai cũng mắc phải Fomo, theo cách này hay cách khác.

Nguyên nhân khiến nhà đầu tư chứng khoán dễ bị chi phối bởi FOMO

  • Sự ám ảnh về thành công là nguyên nhân chính khiến cho các nhà đầu tư mất kiểm soát. Từ đó đưa ra những quyết định và hành động chệch đi so với đường hướng ban đầu.
  • Thiếu hiểu biết về thị trường chứng khoán và bị cuốn theo số đông bởi phần lớn những người mới tham gia đều không có nhiều kiến thức và kinh nghiệm.
  • Đặt kỳ vọng quá cao vào thị trường. Đối với mã cổ phiếu đang tăng, các nhà đầu tư thường có tâm lý mua thì chắc chắn không thể lỗ mà không mua thì lại cực kỳ uổng phí.
  • Quá tự tin muốn chứng tỏ bản thân.
  • Quá tự ti có đủ bản lĩnh cũng như ý chí kiên cường để tiếp nối kế hoạch đã lập ra trước đó.

Làm sao để tránh bẫy Fomo?

Để tránh bẫy FOMO, nhà đầu tư cần rèn luyện được tâm lý vững vàng. Không phải cổ phiếu giảm giá nào cũng là thua lỗ, không phải mua vào các mã đang lên sẽ sinh lời. Do đó, cần cẩn trọng quan sát thời điểm mua vào và bán ra thích hợp, cân nhắc đến những trường hợp tương tự đã xảy ra trên thị trường để tránh “đu đỉnh”, “bán đáy”.
Ngoài ra, cần phải tìm hiểu kỹ các thông tin trước khi ra quyết định đầu tư, đồng thời xác định biên an toàn – gồm giới hạn vốn mình có thể chịu đựng, và ra quyết định cắt lỗ kịp thời.

Đầu tư thêm kiến thức cho bản thân cũng là một biện pháp giúp hạn chế tránh bẫy Fomo trong đầu tư Chứng khoán.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0905477112

error: liên hệ 0905477112