Các Tiêu Chí Xem Nhanh Một Cổ Phiếu

Share this post on:

Trong quá trình tham gia và đầu tư trên thị trường chứng khoán, mỗi chúng ta chắc hẳn sẽ có nhiều cách chọn lựa phương pháp mua bán khác nhau. Dựa vào sự chấp nhận rủi ro của mỗi người nên mỗi một phương pháp sẽ phù hợp với một nhóm đối tượng khác nhau, rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn. Dù là theo phương pháp phân tích kĩ thuật hay đầu tư cơ bản thì việc chúng ta cần làm là giảm thiểu tối đa sự thua lỗ (tránh mua cao, đu đỉnh), tránh mua phải những loại cổ phiếu không tốt, doanh nghiệp có vấn đề….Thì xác suất chúng ta chết ở một cổ phiếu sẽ thấp.

Thế nên để trả lời cho câu hỏi ” Cổ phiếu này có mua được không”, sau đây mình xin chia sẽ một vài kinh nghiệm để xem nhanh một cổ phiếu có đáng mua không khi mình có ý định đầu tư.

Đối với cổ phiếu chúng ta sẽ chia làm 2 dạng:

  • Cổ phiếu phòng thủ ( cổ phiếu phòng thủ là gì? )
  • Cổ phiếu tăng trưởng là cổ phiếu có lợi nhuận sau thuế trong tương lai cao hơn so với cùng kỳ

Tùy vào mỗi dạng mà chúng ta có những tiêu chí và kỳ vọng khác nhau, nhưng nhìn chung cách lọc cổ phiếu vẫn tương đối giống nhau.

1 Chỉ số P/E 

Chỉ số P/E (Price to Earning ratio) thể hiện mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng chi trả cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu, hoặc có thể hiểu là mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng trả cho cổ phiếu của một doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận của doanh nghiệp đó. Thông thường chỉ số này mình lấy mốc là 10.

  • Đối với cổ phiếu phòng thủ thì P/E dưới 10 là có thể xem xét đầu tư
  • Đối với cổ phiếu tăng trưởng P/E dưới 12 thì có thể xem xét đầu tư

Chúng ta có thể lấy chỉ số P/E của cổ phiếu so sánh với toàn ngành để có cái nhìn tổng quan hơn

2 Chỉ số P/B

Chỉ số P/B (Price-to-Book ratio) được áp dụng trong so sánh giá của cổ phiếu với giá trị sổ sách của chính cổ phiếu đó.

  • Đối với cổ phiếu phòng thủ thì P/B dưới 1,2 lần là có thể xem xét đầu tư
  • Đối với cổ phiếu tăng trưởng thì P/B dưới 1,5 lần là có thể xem xét đầu tư

Chúng ta có thể lấy chỉ số P/B của cổ phiếu so sánh với toàn ngành để có cái nhìn tổng quan hơn

3 Chi trả cổ tức đều đặn

Nhà đầu tư nên cân nhắc lựa chọn những doanh nghiệp chi trả cổ tức đều đặn và đúng hạn vì đây chính là nguồn thu nhập ổn định trong khi chờ cổ phiếu tăng giá về dài hạn. Nên ưu tiên những doanh nghiệp trả cổ tức tiền mặt.

Đối với một số ngành đặc thì thù thì việc chi trả cổ tức bằng tiền không cần thiết lắm như chứng khoán, ngân hàng…vì bản chất hàng hóa của doanh nghiệp đó tiền, vậy nên chia cổ tức bằng cổ phiếu cũng là cách doanh nghiệp giữ lại tiền để tiếp tục tái đầu tư kinh doanh.

4 Lợi nhuận doanh nghiệp

Lợi nhuận của doanh nghiệp là điều chúng ta cần quan tâm nhất khi đầu tư, một cổ phiếu muốn tăng lên bền vững thì doanh nghiệp phải làm ăn có lãi, vậy nên hãy đưa ra những luận điểm thuyết phục lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai tăng cao hơn so với cùng kỳ. Ví dụ như: mở rộng quy mô kinh doanh, lợi nhuận hồi phục sau nền thấp, giá cả sản phẩm tăng, chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với ngành…

Để nâng cao hiệu quả trong việc lựa chọn cổ phiếu có tiềm năng tăng giá cao bạn có thể tìm thêm thông tin hỗ trợ giúp giá cổ phiếu tăng mạnh trong tương lai. Ví dụ như: kế hoạch tăng vốn, kế hoạch trả cổ tức cao trong năm, doanh nghiệp hưởng lợi trong các chính sách mới của nhà nước, giá nguyên vật liệu tăng mạnh, các quỹ đầu tư mua vào với số lượng lớn cổ phần…

Tùy vào giai đoạn dòng tiền trong nền kinh tế mà các chỉ số có thể xem xét nâng lên hoặc hạ giảm xuống cho phù hợp. Ví dụ như trong thời kỳ covic năm 2020-2021 nhà nước hạ lãi suất để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, dòng tiền lưu thông bên ngoài nhiều nên các chỉ số định giá sẽ được nâng lên cao hơn so với bình thường.

Trên đây là những tiêu chí giúp mình xem nhanh, để đưa ra quyết định có nên đầu tư cố phiếu đó hay không. Để đảm bảo hơn về tính an toàn bạn có thể tìm hiểu thêm về doanh nghiệp như : lãnh đạo, lợi thế cạnh tranh, mục tiêu hướng đến của doanh nghiệp trong tương lai…

Một số lưu ý khi lọc cổ phiếu

Trên thực tế, không có một công thức nào tuyệt đối chính xác hoặc hiệu quả trong việc đánh giá và chọn lọc các cổ phiếu nên mua. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm và những đặc tính nhất định phù hợp với từng hoàn cảnh và cá nhân nhất định. Sau khi chọn lọc và xác định các cổ phiếu nên mua, nhà đầu tư cần tiến hành lựa chọn thời điểm thích hợp cho việc mua bán giao dịch. Phương pháp phân tích kĩ thuật thường được nhiều nhà đầu tư sử dụng trong xác định điểm mua/bán cổ phiếu.

Bạn có thể xem thêm những bài viết liên quan:

P/E là gì? và cách tính

P/B là gì? và cách tính

Cách xác định thời điểm mua bán của cổ phiếu

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0905477112

error: liên hệ 0905477112